Ads - 0905044126
Support
 
 
Tin chuyên mục - TIN TỨC
 Thu phí hạn chế giao thông không làm giảm lượng xe máy

Thu phí hạn chế giao thông không làm giảm lượng xe máy

Xe máy là phương tiện giao thông quan trọng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân. Do đó, thị trường xe máy được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển ấn tượng cho dù có tiến hành thu phí hạn chế giao thông.

Bộ Giao thông vừa đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, trong đó có đề xuất thu phí xe máy ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng, với lí do là để giảm ùn tắc giao thông đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nếu việc này được thông qua, nó sẽ có ảnh hưởng đến thị trường xe máy nội địa không?

Trước hết, câu hỏi đặt ra là nếu việc thu này có hiệu lực mà lại không có hiệu quả rõ rệt, tức là không giảm được lượng xe máy lưu thông ở các thành phố và cũng không đẩy lùi được hiện tượng ùn tắc trong 1 thời gian xác định, thì gọi loại thu này là phí gì cho phù hợp?

Hoặc nếu muốn hạn chế xe máy lưu thông để giảm ùn tắc sao lại không hạn chế sản xuất, lắp ráp trong nước cho tiêu dùng nội địa mà cho rằng việc thu phí này sẽ giảm được xe máy lưu thông để giảm tắc đường ?

Vì vậy, cần xem xét lại cách gọi phí này và lí do thu phí này. Cho rằng thu phí sẽ hạn chế được phương tiện giao thông cá nhân, giảm được ùn tắc giao thông là không có cơ sở khoa học trong điều kiện hiện tại về hạ tầng giao thông, về phương tiện vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM.

Cầu xe máy tiếp tục gia tăng?

Nước ta có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với các nước trong cộng đồng kinh tế ASEAN. Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

Việt Nam có dân số khoảng 90 triệu người, trong đó số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 53%. Từ nay đến năm 2020, theo dự báo thì dân số từ 15 đến 64 tuổi bình quân mỗi năm tăng gần 1 triệu người (con số hiện nay là khoảng 62 triệu người và ở năm 2020 số người trong độ tuổi này sẽ trên 70 triệu người).

Hiển nhiên mà nói, dân số ở khoảng tuổi này là đối tượng sử dụng xe máy nhiều. Bởi những người này đều thuộc nhóm dân số trong độ tuổi lao động, về mặt pháp lí và thể lực thì họ mới điều khiển và làm chủ được xe máy.

Nói cách khác, một mặt, nhóm dân số này chính là đối tượng mà các hãng sản xuất xe máy hướng đến bằng nhiều mẫu mã, chủng loại và các kỹ năng kinh doanh khác nhau để kích cầu. Mặt khác, sử dụng phương tiện này trong trung hạn là phù hợp với túi tiền của nhiều người dân, đặc biệt là người dân đô thị và các vùng lân cận thành phố.

Sự lưu thông của các phương tiện này trên các tuyến đường phố phường, thôn xã,…là minh chứng cho điều phổ biến này. Đây cũng là yếu tố cơ bản phản ánh nhu cầu sử dụng xe máy ngày càng gia tăng ở nước ta trong những năm trở lại đây. Có thể nêu thêm ra sau đây một số lí do về sự gia tăng này:

- Ở nông thôn: xe máy đối với người dân nông thôn nói chung, với người lao động nói riêng không chỉ là phương tiện đi lại quan trọng nhất mà còn là một tài sản có giá trị biểu hiện sự đi lên về kinh tế, biểu hiện về thời trang..

Mặt khác, việc đi lại từ xã lên huyện, từ thôn này sang thôn khác chẳng hạn thì không có phương tiện nào tiện ích hơn xe máy. Vì vậy, mua được chiếc xe là mong muốn và cũng là cố gắng của nhiều người dân.

- Ở các thành phố như Hà Nội, TP HCM: việc đi lại bằng xe máy vừa chủ động, vừa thuận tiện mà lại rẻ hơn so với đi xe buýt, xe taxi, đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian hơn.

Tính bình quân, đi xe buýt trong nội thành trong vòng bán kính từ 1 đến 8km có giá thành đắt hơn đi xe máy. Ví dụ, nếu đi xe buýt trong nội thành Hà Nội có độ dài từ 1 đến 8km thì tối thiểu mỗi người phải bỏ ra 6000 đồng cho lượt đi và về, trong khi sử dụng xe máy bình dân thì tiền xăng không hết 6000 đồng.

Hơn nữa, xe máy lại là loại phương tiện chở 2 người hoặc có thể vận chuyển được khoảng 50kg sản phẩm. Đó là còn chưa kể đến nhiều đoạn đường ở Hà Nội đi từ A sang B phải đi 2 tuyến xe buýt.

Một minh chứng nữa là đi xe buýt và taxi không phải chỗ nào cũng đến và đi được bởi hạ tầng giao thông của mỗi thành phố nói chung, ngõ ngách ở các khu phố dân cư nói riêng còn chật hẹp và chưa thuận tiện.

Vả lại, xe buýt đón và trả khách phải theo bến, theo tuyến. Còn đi taxi thì không phải ai cũng có thể hàng ngày sử dụng loại phương tiện này được.

Lượng xe máy từ các vùng ngoại vi vào thành phố vẫn sẽ gia tăng?

Qua nghiên cứu, sự gia tăng này thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

Các trung tâm thương mại, công sở, trường đại học, bệnh viện….chủ yếu tập trung ở nội vi thành phố, vừa không có sự phân bổ hợp lí về địa lí và khoảng cách.

Việc đầu tư xây dựng những hạ tầng này ở ngoại vi thành phố và ở nông thôn cũng như việc di chuyển một số cơ sở này ra ngoài thành phố còn hạn chế và chậm do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó phần lớn là do nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.

Do vậy, lượng người từ các vùng lận cận sử dụng phương tiện này ngày càng nhiều để đi đến những nơi này với nhiều lí do khác nhau là điều dễ hiểu, vì sử dụng các loại phương tiện khác trong nhiều trường hợp không tiện ích bằng sử dụng xe máy như đã được đề cập. Chẳng hạn như việc đi làm và đi về kết hợp với việc đưa đón con em đi học, hoặc như việc đi vào trung tâm để buôn bán của các tiểu thương,…

Triển vọng của thị trường xe máy?

Xe máy là phương tiện giao thông quan trọng gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân. Do đó, thị trường xe máy được dự báo là sẽ tiếp tục phát triển nhanh.

Là quốc gia có nguồn nhân lực dồi dào mà lại rẻ, có thu nhập bình quân đầu người thấp, lại là nước có cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập về cả chất lẫn lượng cho việc lưu thông đường bộ của các loại phương tiện giao thông khác thì việc nước ta đã và tiếp tục trở thành quốc gia có xe máy nhiều hàng đầu thế giới là điều không phải bàn cãi.

Đây cũng là một lí do cơ bản mà các nhà đầu tư ngành công nghiệp xe máy dựa vào để tăng tốc sản xuất và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành nơi sản xuất có quy mô lớn về xe máy, không chỉ cho tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn cho cả việc xuất khẩu...

Theo đánh giá mới đây, hiện nay thị trường xe máy của nước ta vươn lên đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tính riêng năm 2011, nước ta đã đạt khoảng 3,7 triệu xe máy, tăng khoảng 22% so với năm 2010.

Còn theo một số chuyên gia thì việc đánh giá thị trường xe máy hay rộng hơn là gồm cả ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước thì không chỉ dựa ở các con số thống kê như đã nêu trên mà thấy toàn diện được.

Bởi nếu nhìn vào thực tế những động thái cụ thể của các doanh nghiệp sản xuất hay nhập khẩu xe máy thì sẽ thấy rất rõ tiềm năng to lớn của thị trường xe máy nước ta, mà như một số người ví von cho rằng thị trường xe máy Việt Nam vẫn đang là một miếng bánh béo bở.

Từ một số nhận định và phân tích nêu trên, có thể cho rằng nếu tiến hành thu phí gọi là hạn chế phương tiện giao thông cá nhân để giảm ùn tắc giao thông sẽ không có tác động đáng kể nào đến việc giảm cung - cầu trên thị trường xe máy.

Nguyễn Văn Thuật

thị trường xe máy, thu phí hạn chế xe cá nhân, phương tiện

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 

Nguồn vnexpress.net

Tệp đính kèm

 
Các tin khác
  • Biển ’gặm’ Mũi Cà Mau
  • Chênh lệch giá vàng nội, ngoại lên 2,8 triệu đồng
  • ’Mổ xẻ’ điện thoại lớn nhất Lumia 900 của Nokia
  • Ôtô đóng góp lớn cho ngân sách
  • Được mua bán vàng miếng tại nơi có giấy phép
  • Bên trong thiên đường cờ bạc Macau
  • Ôtô đang đóng góp rất lớn cho ngân sách
  • Nam ca sĩ của hoạt hình ’Rio’ sắp tới Việt Nam
  • Kính tương tác kiêm smartphone của Google
  • ’20 năm nữa, TP HCM có thể lụt như Bangkok’
  • Người Việt cao thêm 4 cm sau 35 năm
  • Real vào bán kết sau cơn mưa bàn thắng
  • Nguyên Vũ: ’BTC Bước nhảy Hoàn vũ không chê tôi’
  • Những bà chủ lớn của làng giải trí Trung Quốc
  • Titanic trong ký ức cụ ông trăm tuổi
  • Sát thủ Na Uy thà chết còn hơn vào trại điên
  • Những bức ảnh bất ngờ trở thành hiện tượng trên mạng
  • ’20 năm nữa, TP HCM có thể ngập lụt như Bangkok’
  • ’Trung Quốc nghi ngại Mỹ’
  • Phút sinh tử của 11 ngư dân gặp nạn ở Hoàng Sa
  • Triều Tiên duyệt binh lớn dịp phóng tên lửa
  • Niềm vui đoàn tụ của 11 ngư dân được cảnh sát biển cứu
  • Tâm sự của bà cụ 91 tuổi muốn kết hôn
  • Đạo diễn Việt làm phim cổ trang ’Thạch Sanh’ 3D
  • Mặc áo cảnh sát cơ động lái xe máy bằng chân
  • Triều Tiên duyệt binh lớn nhân dịp phóng tên lửa
  • Tâm sự của cô dâu 91 tuổi muốn kết hôn chồng già
  • Nhịp sống vỉa hè Sài Gòn
  • ’Cơ quan quản lý không cấm game một cách cực đoan’
  • Những gia đình ’ngỗng hoang’ ở Hàn Quốc
  • Mỹ Linh: ‘Con cái mới là thành công thực sự’
  • Đầu tư vàng thua lỗ, khách ’vây’ ngân hàng
  • Trung Quốc xây cầu treo qua núi cao nhất thế giới
  • Nhớ bến phà Thủ Thiêm
  • Facebook và Angry Birds cách đây gần 30 năm
  • Trung Quốc xây cầu treo cao nhất thế giới
  • Lời kể tài xế taxi thoát chết sau hỗn chiến ở bờ đê
  • Ước mơ làm lại cuộc đời của những người lầm lạc
  • Ứng dụng nhận biết kẻ gian đang dùng ’chùa’ Wi-Fi
  • Hai tướng công an nhận huân chương của Australia
  • Sự thật đằng sau những bức tranh dát vàng 24K
  • Tỷ phú Thái đến Việt Nam kể chuyện đời
  • Philippines đổi đường bay để tránh tên lửa Triều Tiên
  • Ánh đèn đêm Sài Gòn
  • Osin bị xăm hình lên mặt mang thương tích 30%
  • Những khoảnh khắc đẹp của Sài Gòn
  • SUV Trung Quốc lai cả Porsche và Bentley
  • Lốc xoáy hất tung xe tải ở Mỹ
  • Hai cụ 91 tuổi muốn đăng ký kết hôn
  • 2.000 m2 nhà kho ở Hà Nội bị thiêu rụi
  •