Ads - 0905044126
Support
 
 
Tin chuyên mục - TIN TỨC
 ASEAN bàn cách lập Quy tắc ứng xử Biển Đông

ASEAN bàn cách lập Quy tắc ứng xử Biển Đông

Các nhà ngoại giao ASEAN đã đưa ra các quan điểm khác nhau về cách thức tiến hành việc soạn thảo bộ quy tắc ứng xử Biển Đông, được kỳ vọng sẽ ra đời trong năm nay.
> Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bàn về Biển Đông
> Thủ tướng dự Hội nghị ASEAN

Lãnh đạo các nước thành viên ASEAN bắt tay đoàn kết tại ngày đầu của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 tại Phnom Penh. Ảnh: AFP

Trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 được tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia, Ngoại trưởng và các nhà ngoại giao cấp cao của các nước thành viên đã cùng thảo luận về đề xuất xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn xung đột giữa các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Philippines và Malaysia.

Trước đó, Tuyên bố về cách ứng xử Biển Đông (DOC) đã được ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Bản Thỏa thuận về hướng dẫn thực thi DOC được đưa ra năm ngoái tại hội nghị ở Indonesia. Hiện nay COC đang là mục tiêu hướng đến của các bên.

Trung Quốc tỏ ý biết nước này muốn tham gia vào việc soạn thảo COC cùng ASEAN. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho rằng các nước thành viên trong khối nên hoàn thiện bộ quy tắc này trước khi thảo luận với Trung Quốc.

"Điều quan trọng là chúng ta cần duy trì vai trò trung tâm của ASEAN", AP dẫn lời Tổng thống Benigno Aquino III phát biểu.

"Quan điểm của chúng tôi là chúng ta cần dự thảo COC và sau đó mới sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc", Ngoại trưởng Philippines Del Rosario nói.

Tuy nhiên một số nước như Indonesia nêu ý kiến cần đưa Trung Quốc vào tham gia ngay từ đầu tiến trình soạn thảo, để có thể lắng nghe ý kiến của các bên liên quan.

Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương về tranh chấp Biển Đông mà muốn giải quyết song phương với từng quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Mặc dù còn những điểm khác biệt, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan vẫn cho rằng đây là một tín hiệu tốt, cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tham gia cùng ASEAN vào việc thảo luận các biện pháp hóa giải tranh chấp.

"Cho dù còn những ý kiến khác biệt nhưng tôi nghĩ rằng xét về tổng thể,chúng ta đang đi đúng hướng trong việc tam gia tích cưch vào vấn đề này", ông Surin nói. "Điều quan trọng là chúng ta đảm bảo với thế giới rằng chúng ta có thể quản lý được các bất đồng của mình".

Surin cho hay các bên hy vọng đạt được COC trong năm nay.

Ngoài vấn đề Biển Đông, các nhà lãnh đạo Hiệp hội cũng dành lời hoan nghênh cho Myanmar vì những cải cách dân chủ gần đây, nhằm tiến tới hòa hợp dân tộc, ổn định và phát triển đất nước, trong đó có kết quả bầu cử bổ sung ngày 1/4/2012.

Campuchia, Chủ tịch ASEAN năm nay, muốn tập trung vào những vấn đề phi chính trị như mục tiêu chuyển đổi Đông Nam Á từ một khu vực của những nền dân chủ còn non trẻ, các nước theo xã hội chủ nghĩa và quân chủ lập hiến, thành một khối thống nhất tương tự Liên minh châu Âu (EU). Sự liên kết này nhằm tăng sức cạnh tranh cho ASEAN trong một khu vực đang bị những "gã khổng lồ" mới nổi Trung Quốc và Ấn Độ chi phối.

"ASEAN đang đối mặt với những thách thức cần được giải quyết nhằm hướng đến mục tiêu "một cộng đồng, một số phận" ", Thủ tướng Campuchia Hunsen phát biểu và nhấn mạnh chủ đề của hội nghi cấp cao năm nay.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20 là hội nghị thường kỳ của các nhà lãnh đạo ASEAN, đồng thời là Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2012 của Campuchia. Đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân dẫn đầu đến Phnom Penh để tham dự Hội nghị trong hai ngày 3 và 4/4.

Anh Ngọc

Biển Đông, Đông Nam Á, Trung Quốc


Nguồn vnexpress.net

Tệp đính kèm

 
Các tin khác
  • Bayern thắng tưng bừng bằng đội hình thiếu sao
  • Trực tiếp: Barca 3-1 Milan (hiệp hai)
  • Đã làm rõ hành vi của những người phá nhà ông Vươn
  • 6 điện thoại ’hot’ được bán ở Việt Nam tháng 4
  • Bộ trưởng Thăng: ’Tôi đã làm phải quyết liệt’
  • Bộ trưởng Thăng: ’Tôi chịu trách nhiệm về mức phí giao thông’
  • Đại gia thủy sản cho công nhân nghỉ việc vô thời hạn
  • Biếm họa Mancini điên đầu vì loạn ở Man City
  • Lộ diện những kẻ tham gia hỗn chiến trên bờ đê
  • 4 nghi phạm liên quan đến vụ hỗn chiến trên đê bị bắt
  • Kim Tuyến mơ thành người phụ nữ hoàn hảo
  • Kim Tuyến mơ thành bà nội trợ hoàn hảo
  • Tình muộn ở làng phong
  • iPhone thế hệ mới trình làng vào tháng 6
  • Barca - Milan, tiếng chim hót trong bụi mận gai
  • Nam sinh cấp 2 lột áo bạn nữ, quay clip
  • Nam sinh cấp 2 lột áo bạn nữ để quay clip
  • Nhật cự tuyệt lời mời giám sát tên lửa Triều Tiên
  • Những góc khuất của Sài Gòn
  • Ông lão 89 tuổi chụp ảnh miễn phí tặng mọi người
  • Thành phố tôi yêu
  • Mỹ từng lập dự án chế tạo máy bay hạt nhân
  • ’Đánh vào túi tiền người dân không phải thượng sách’
  • Kiệt tác ’Ông già và biển cả’ qua đoạn phim Stop Motion
  • Những đứa trẻ trong xưởng gốm Phù Lãng
  • Tranh cãi quanh giải xổ số hơn nửa tỷ USD
  • Độc chiêu của những ’đại lý’ bán ma túy
  • Mai Phương Thúy thăm nơi Harry Potter chào đời
  • ’Hotboy’ công nghệ Mỹ thu hút 1,1 triệu đô trong 4 ngày
  • Truân chuyên nuôi con tự kỷ
  • Kỷ luật phó công an xã bị tố ’tòm tem’ vợ bạn
  • Tuổi học trò không bình lặng
  • HTC One X so tốc độ với các đối thủ mạnh nhất
  • Barca - Milan, chung kết sớm tại chảo lửa Nou Camp
  • Người phụ nữ 10 năm không ăn cơm
  • Công trình tòa nhà cao nhất châu Âu bốc cháy
  • Việt Nam cần hàng tỷ USD để rà phá bom mìn
  • Cầu thủ ngoại đổi đời nhờ mang quốc tịch Việt
  • Chelsea đau đầu trước trận lượt về Champions League
  • Mỹ nữ ’Touch’ không thấy áp lực khi quay cảnh nóng
  • MU chạm một tay vào vương miện vô địch
  • Thúy Hạnh bị Bảo Ngọc, Đăng Quân hút hồn
  • Hai người chết dưới gầm xe đầu kéo
  • Bạn trẻ làm ảo thuật với cầu thủy tinh
  • Hai người chết, hàng nghìn căn nhà bị tốc mái do bão
  • Những đột phá công nghệ đáng chú ý đầu năm 2012
  • Bão tan, lũ Nam Trung Bộ lên cao
  • Cha, con gái và 18 thắc mắc về tình dục, giới tính
  • Kẻ bắt cóc bé gái 3 tuổi bị khởi tố
  • Blackburn - MU, mở toang cửa tới ngôi báu
  •