Ads - 0905044126
Support
 
 
Tin chuyên mục - TIN TỨC
 ’Nứt đập thủy điện là tối kỵ’

’Nứt đập thủy điện là tối kỵ’

Trong khi ban quản lý công trình vẫn giữ quan điểm nứt khe nhiệt là bình thường thì các chuyên gia về đập, thủy lợi, địa chất đều khẳng định tình trạng đập thủy điện sông Tranh 2 nứt, rò nước là bất thường, tối kỵ.
> Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện/ ’Khắc phục ngay vết nứt thủy điện để tránh gây thảm họa’

Chiều 20/3, ông Trần Văn Được, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và cán bộ Ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư công trình thủy điện sông Tranh 2, đã đến khảo sát tình hình nứt, rò rỉ nước ở nhiều điểm trên thân đập. Đại diện ban quản lý vẫn giữ quan điểm: "Nước rò rỉ, thẩm thấu qua thân đập chính ở các khe nhiệt và có trong thiết kế".

* Clip: Nước chảy từ khe nứt đập thủy điện

Theo Ban quản lý dự án thủy điện 3, hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí phía hạ lưu đập là bình thường tại vị trí khe nhiệt (không phải khe nứt). 30 khe nhiệt này được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập, xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu, nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bêtông trong quá trình thi công và vận hành. Các dòng chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lượng thấm qua đập khoảng 30 lít một giây, nằm trong tầm kiểm soát, an toàn vận hành hồ chứa.

Nước rò rỉ qua vết nứt đập chính thủy điện Sông Tranh 2 chảy mạnh thành dòng như con suối. Ảnh: Trí Tín
Nước chảy qua vết nứt đập chính thủy điện Sông Tranh 2 thành dòng như suối. Ảnh: Trí Tín.

Lời giải thích này bị cả chính quyền địa phương cùng các chuyên gia, nhà khoa học phản bác. Giáo sư, tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nguyên phó tổng thư ký Hiệp hội sông MêKông khẳng định, về nguyên tắc xây dựng đập thủy điện, các khe nhiệt ở giữa có lớp vật liệu đàn hồi dẻo hoặc gioăng bằng đồng giãn nở, tuyệt đối không cho phép nước từ lòng hồ rò rỉ qua khe nhiệt của thân đập. Nếu đập chính thủy điện mà xuất hiện vết nứt, nước thẩm thấu chảy mạnh xuyên qua thân đập như ở Sông Tranh 2 thì rất nguy hiểm.

Theo GS Tứ, mức độ nguy hiểm của vết nứt, rò rỉ này như thế nào thì các bộ, ngành cần nghiêm túc vào cuộc kiểm tra thực tế ở công trình; đồng thời đặt trong bối cảnh thực tế ở địa phương thì mới đánh giá toàn diện được.

Tháng 12/2011 sau khảo sát địa chất khu vực Bắc Trà My, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam kết luận, khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước, tải trọng nước hồ làm tăng áp suất nước lỗ rỗng trong các đới dập vỡ, do đó làm giảm độ bền của đất đá. Khi đới đứt gãy địa chất hoạt động, việc giảm độ bền của đất đá dẫn tới dịch trượt làm cho động đất phát sinh gây ra những tiếng nổ, tạo dư chấn mạnh trong lòng đất.

Trên cơ sở này, GS Cao Đình Triều, chuyên gia Viện vật lý địa cầu Việt Nam nhận định: "Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong đới đứt gãy địa chất hoạt động, do vậy vết nứt, rò rỉ trên thân đập chính không thể nói là chuyện bình thường. Nếu các cơ quan chuyên môn không sớm vào cuộc xử lý thấu đáo thì lâu ngày đập bị phá hỏng dễ gây thảm họa khó lường cho cư dân sinh sống ở vùng hạ lưu".

Vết nứt, rò rỉ nước chảy lênh láng ở nhiều vị trí phía hạ lưu đập chính thủy điện Sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín
Vết nứt, rò nước chảy ở nhiều vị trí phía hạ lưu đập chính thủy điện sông Tranh 2. Ảnh: Trí Tín.

Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 có hồ chứa nước vào loại lớn nhất miền Trung, dung tích khoảng 730 triệu m3 nước, nằm cao hơn vùng hạ lưu khoảng 100 m. Đập chính có cao trình 175 m, là một khối bêtông liên hoàn khổng lồ kéo dài, rất dày và rộng, có 5 cửa xả tràn ở giữa cùng thân bờ đập hai bên và được thi công theo công nghệ bêtông đầm lăn.

Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam thì khẳng định: “Nứt, rò rỉ nước từ khu vực hồ chứa ở thượng lưu xuyên qua thân đập về hạ lưu là điều tối kỵ trong xây dựng đập. Đây là hiện tượng xói ngầm, nếu không xử lý kịp thời để kéo dài dễ gây phá hỏng đập, nhất là vùng này nằm trong nền địa chất có đới đứt gãy hoạt động nên càng nguy hiểm".

Hiện tại chủ đầu tư thuê các nhà thầu xử lý triệt tiêu dòng thấm, bịt những vết nứt, rò đập sông Tranh 2. Tuy nhiên, theo GS Giang, đây chỉ là giải pháp tạm thời. Muốn khắc phục các điểm nứt, rò rỉ phải xử lý hướng từ thượng về hạ lưu thì mới ổn định lâu dài. Trong công nghệ bêtông đầm lăn xây dựng đập thủy điện quy mô lớn, chưa công trình nào có hiện tượng nứt, rò rỉ ở thân đập chính nguy hiểm như ở thủy điện Sông Tranh 2.

Trước tình hình này, UBND huyện Bắc Trà My hôm qua đã gửi văn bản hỏa tốc thứ hai tiếp tục đề xuất tỉnh Quảng Nam kiến nghị các bộ, ngành trung ương sớm vào cuộc kiểm tra, khắc phục các vết nứt đập sông Tranh 2.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My bức xúc: “Chủ đầu tư giải thích nguyên nhân nứt đập mang tính chủ quan, không đủ tính thuyết phục. Nếu đánh giá tình trạng nứt đập là bình thường, tại sao những ngày qua chủ đầu tư lo lắng thuê nhà thầu trám, bịt các điểm rò rỉ cho tốn kém, sao không để chảy tự nhiên theo thiết kế".

Tối 20/3, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam cũng gửi văn bản yêu cầu Công ty thủy điện Sông Tranh 2 khẩn trương tập trung xử lý nước rò rỉ tại công trình. Theo đó, công ty này cần mời chuyên gia của các đơn vị tư vấn độc lập; phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế công trình (Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1), đơn vị thi công khẩn trương tổ chức kiểm tra, khảo sát và quan trắc bằng các thiết bị hiện đại đối với hạng mục đập chính. Từ đó, công ty phải đưa ra nguyên nhân và giải pháp kỹ thuật khắc phục tình hình nứt, rò đập, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và nhân dân vùng hạ du.

Trí Tín

Vết nứt, rò rĩ đập thủy điện, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam

Ý kiến bạn đọc

Vô trách nhiệm

Hằng năm đến mùa lũ chỉ mỗi việc xả lũ không thôi mà người dân vùng hạ lưu con không kịp đối phó huống chi mà vỡ đập thì chỉ có chết. Quá coi thường tính mạng của người dân.

Cần di dời dân ngay

Công trình kém chất lượng chứ kô phải lỗi cho phép đâu , vì vết nứt có theo quy luật nào đâu . thật nguy hiểm nếu vỡ đập , công nghệ cao kô ai đi vá bằng mấy miếng bao dứa thế đâu Ông trưởng ban quản lý ạ .

Nhìn thấy mà ghê

Các Anh nói rất hay ,tình hình rất là gay , xin anh cho sửa ngay .Không đùa với thiên nhiên đwợc đâu ,các Bác ạ.

cần nhìn nhận đúng thực tế

trong khi mọi người đều thấy rõ mức độ nghêm trọng của vấn đề ngày càng cao thì BQLDA thủy điện sông tranh 3 vẫn cho là an toàn? chẳng lẽ đến khi sự cố vỡ đập xảy ra thì mới cho là nguy hiểm?

Đến đứa trẻ cũng biết

Đến đứa trẻ cũng biết nước chảy đá mòn. Khe nhiệt ở đập này là khe nứt trong đầu óc, tri thức của những người tự xưng là hiểu biết.

Không thể nào nói là bình thường

Cái hồ nước to như vậy, nằm độ cao như vậy mà cái đập ngăn nước lại có khe nước chảy như suối mà gọi là bình thường được, 1 giọt cũng không được chứ huống chi là thác nước cao tầng như vậy. Cứ thấy cái chuyện tường nhà bị thấm là thấy lợi hại của nước ngấm trong đó, so với cái đập lớn thì cần nên phải xem xét và giải quyết kỹ.

Làm việc tắc trách

Từ trước tới nay đã quen với kiểu làm việc xảy ra chuyện là bịt thông tin để tự xử lý với nhau, vụ việc này các cơ quan chức năng mà không sớm vào cuộc thì hậu quả sẽ khôn lường và người dân sẽ lại lãnh đủ. Biết bao vụ việc từ trước tới nay làm ăn theo kiểu này mà các vị vẫn chưa rút ra bài học à?

Nguy hiểm

Vỡ đập thuỷ điện đến nơi rồi mà các ông ấy vẫn tranh cãi với nhau.Tốt nhất là các vị nên tranh luận về mức thiệt hại do vỡ đập thuỷ điện gây ra thì hơn.

NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN !

CHẮC BIẾT HẬU QUẢ RỒI

TRÌNH ĐỘ KÉM

Tôi cho rằng trình độ của các nhà quản lý lĩnh vực này quá kém. Cùng cả một sự việc vậy mà toàn chuyên gia đầu ngành mà mỗi ông nói một kiểu. Là người không am hiểu lĩnh vực này nhưng tôi cho rằng nói theo cách của ông Được, thì tại sao các đập thủy điện khác lại không có khe nhiệt mà chỉ mỗi thủy điện sông tranh mới có. Về kinh nghiệm thực tế dứt khoát là có vấn đề rồi.Giờ không phải là ngồi tranh cãi nhau nữa, mà khẩn trương nhanh trước khi quá muộn.

Nhìn ra vấn đề

Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My đã nhìn ra vấn đề: "Nếu đánh giá tình trạng nứt đập là bình thường, tại sao những ngày qua chủ đầu tư lo lắng thuê nhà thầu trám, bịt các điểm rò rỉ cho tốn kém, sao không để chảy tự nhiên theo thiết kế"

Con voi chui lọt qua lỗ kim

Chuyện lạ đấy nhỉ, con voi mà chui lọt lỗ kim

Khắc phục kịp thời

Với vấn đề này theo ý kiến cá nhân tôi nên kịp thời khắc phục nếu thấy bất thường, nếu bình thường thì phải thông báo và đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng hạ lưu, hiện tại lòng dân hạ lưu đang bất an. Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền vào cuộc tránh để thảm họa ập lên đầu những người dân vô tội.

NƯỚC CHẢY ĐÁ MÒN, BÊ TÔNG CHƯA LÀ GÌ

Thủy điện bị rò rỉ nước là bất ổn.thế theo thiết kế như thế thì tại sao không cho ống nhựa vào để chảy.thấy nứt thì bịt vào thế mà gọi là theo thiết kế ah.nước chảy như thế. như là các cụ ta gọi là nước chảy đá mòn.huống hồ là bê tông.

Ý kiến của bạn

 
 Thay hình khác
  
Off Telex VNI VIQR
 

Nguồn vnexpress.net

Tệp đính kèm

 
Các tin khác
  • Chủ đầu tư Sông Tranh 2 thừa nhận ’nứt đập là có vấn đề’
  • Đề xuất cách xử lý vết nứt thủy điện Sông Tranh 2
  • Nhà thương trong chùa
  • VNPT quyết sáp nhập MobiFone - VinaPhone
  • Ôtô vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ biển số
  • Sài Gòn trong mắt tôi
  • Kiến nghị tăng phí lưu hành xe cá nhân 5% mỗi năm
  • Minh Hằng hát nhạc kịch bằng giọng của Lan Anh
  • Bộ Giao thông lại kiến nghị tăng phí lưu hành xe thêm 5%
  • Bộ Giao thông kiến nghị tăng phí lưu hành xe thêm 5%
  • Di Matteo - Mancini, đối lập như nước với lửa
  • Xe hơi - ước mơ của người Việt
  • Không có chuyện ’chó nhà hóa hổ’
  • Chiêu câu khách của gái mại dâm
  • Những ’anh hùng’ đường phố
  • Man City – Chelsea, cuộc chiến màu xanh
  • Obama sẽ đến thăm ’nơi đáng sợ nhất trái đất’
  • Hà Nội đề xuất tạm giữ biển số ôtô vi phạm
  • Hàn Quốc mở tour du lịch khu phi quân sự DMZ
  • Giả ’công nhân xây dựng’ để lừa đảo
  • Tặng sách ’Nhà thông thái’ mẫu giáo
  • Cô gái thích béo phì lấy chồng đầu bếp
  • Thanh Trúc, Ngọc Hoàng vào chung kết Got Talent
  • VNPT vẫn quyết sáp nhập MobiFone - VinaPhone
  • Toyota Camry thế hệ mới về Việt Nam
  • 9 giờ săn tìm kẻ bắt cóc bé 5 tuổi
  • Quan chức Trung Quốc mất tích sau nghi án vỡ nợ
  • Man City – Chelsea, màu xanh hy vọng
  • Trương Ngọc Ánh sẽ sinh thêm em bé khi ’trời cho’
  • Lại ồn ào chuyện MobiFone sáp nhập VinaPhone
  • Tiên Lãng có chủ tịch huyện mới
  • Những công dụng ngoài mong đợi của máy tính bảng
  • Phút sinh tử trên con tàu trôi dạt giữa biển Đông
  • Torres - Drogba, lựa chọn giữa con tim và lý trí
  • Cá nhân nữ đại gia thủy sản nợ 100 tỷ đồng
  • ’Hết thời hạn 2013, nông dân tiếp tục được giao đất’
  • Cô dâu bị hủy hôn kiện đòi chồng trả gấu bông
  • Cô dâu bị hủy hôn kiện đòi chồng trả con gấu bông
  • Nước chảy như suối qua vết nứt đập thủy điện
  • Thanh Lam mặc quần mỏng tang gặp sinh viên
  • 9 giờ truy tìm kẻ bắt cóc cháu họ đòi 180 triệu
  • Nhật triển khai lá chắn chặn tên lửa Triều Tiên
  • Nhật triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Triều Tiên
  • Cùng góp sức nhân rộng quán cơm 2000 đồng
  • Pha rượt đuổi căng thẳng trong clip quảng cáo Galaxy Note
  • Đại gia thủy sản miền Tây nặng gánh nợ nần
  • Lính thủy đánh bộ Mỹ sắp tới Australia
  • ’Tôi đã sẵn sàng chịu đánh giá tín nhiệm’
  • Triều Tiên tuyên bố không vi phạm thỏa thuận với Mỹ
  • Các kiểu lợi dụng thương hiệu công nghệ hài hước
  •